Lợi ích của vật liệu xanh trong xây dựng

Sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường (vật liệu xanh) đang trở thành một xu thế tất yếu và là mục tiêu định hướng cho ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

Vậy lợi ích của Vật liệu xanh là gì?

1. Thế nào là vật liệu xanh? 

Vật liệu xanh được định nghĩa là những loại vật liệu có trách nhiệm với môi trường. Những loại vật liệu này giảm thiểu các tác động tiêu cực tới môi trường trong suốt quá trình khai thác, chế tạo, vận chuyển, thi công, sử dụng và cả khi phá dỡ công trình.

Các tiêu chí của vật liệu xanh:

– Không độc hại

– Có hàm lượng tái chế cao

– Tiết kiệm tài nguyên

– Vòng đời sử dụng cao

– Quan tâm đến môi trường.

2. Lợi ích vật liệu xanh mang lại 

Vật liệu xanh đem lại những lợi ích tốt cho môi trường

Các nguyên vật liệu xây dựng xanh được làm ra bằng dây chuyền tiên tiến hiện đại theo tiêu chuẩn được quy định bởi quốc tế. Chống lại được sự lãng phí nguồn nguyên liệu, tài nguyên còn sử dụng và tái sử dụng được về sau, chủ động hơn trong quá trình sản xuất và cung ứng nguyên liệu cho ngành xây dựng. Đáp ứng các ưu điểm, nhu cầu, và đặc biệt là an toàn thân thiện với môi trường khi không tạo ra các chất thải độc hại.

Theo phân tích của các chuyên gia, việc phát triển dòng vật liệu thân thiện với môi trường còn giúp sử dụng khoảng 15-20 triệu tấn phế thải công nghiệp (tro xỉ nhiệt điện, xỉ lò cao…) mỗi năm để sản xuất vật liệu không nung. Từ đó có thể tiết kiệm được khoảng 1.000 ha đất nông nghiệp và hàng trăm ha diện tích đất chứa phế thải; tiến tới xóa bỏ hoàn toàn các cơ sở sản xuất thủ công.

Vật liệu xanh còn góp phần làm giảm chi phí xây dựng

Trước khi ra thị trường, vật liệu xanh phải đảm bảo 2 tiêu chí là: tiêu tốn ít năng lượng hơn để tạo ra nó và khi sử dụng tốn ít điện năng hơn. Do vậy sẽ giảm thiểu chi phí trong quá trình vận hành. Hơn nữa khi tháo dỡ, các nguyên vật liệu này có thể tái sử dụng. Từ đó các nhà đầu tư có thể tiết kiệm chi phí hơn so với một số vật liệu truyền thống.

Nâng cao độ bền vững của các công trình xây dựng

Theo cách nghĩ truyền thống, một vật liệu xây dựng có cường độ cao sẽ có khả năng có được độ bền và tuổi thọ cao. Thật không may, cách nghĩ này không hoàn toàn đúng.

Một vật liệu được coi là bền vững, cần phải đạt được đồng thời các chỉ tiêu về đặc tính cơ học như cường độ, mô đun đàn hồi, khả năng chịu biến dạng, chịu mài mòn; các chỉ tiêu về vật lý như các tính chất có liên quan đến khối lượng thể tích, nhiệt, âm, nước; và đặc biệt phải có khả năng chống chịu các tác nhân xâm thực trong quá trình khai thác dưới các tác động của các yếu tố môi trường như ăn mòn (ăn mòn clo, sunphat, chất thải,…), cacbonat hóa và lão hóa. Có như vậy tuổi thọ khai thác của công trình mới đạt được theo dự kiến.

An toàn cho sức khỏe

Nhờ được làm từ các nguyên liệu thân thiện với môi trường, nên các loại vật liệu xanh đặc biệt an toàn cho sức khỏe con người, dù sử dụng trong một thời gian dài. 

Chính vì những lợi ích đó, vật liệu xanh đang ngày càng được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi, ứng dụng vào rất nhiều công trình.

3. Top 4 loại vật liệu xanh thịnh hành và được nhiều người sử dụng nhất. 

Gạch không nung:

Là vật liệu xanh thân thiện với môi trường đang khá phổ biến. Tại Việt Nam, vật liệu này chiếm tỷ trọng sử dụng lớn lên tới 20% so với tổng các vật liệu trên thị trường và được cho là sẽ phát triển mạnh vì độ bền cao, giá thành dễ chịu và vô cùng thân thiện với môi trường.

Xốp Cách Nhiệt XPS:

Với nguyên liệu đến từ chất dẻo PS nên xốp cách nhiệt XPS có ưu điểm chịu nhiệt và chống va đập và không bị thấm nước, độ bền cao. Trọng lượng khá nhẹ và dễ dàng mang vác.

Tôn Lợp Hữu Cơ:

Làm từ cellulose, acrylic, asphalt theo phương thức ép lớn, có ưu điểm trọng lượng nhẹ, khả năng chịu được gió bão tốt, chống ồn chống dẫn nhiệt và chống dẫn điện tốt, bền bỉ trong điều kiện môi trường khắc nghiệt,…

Bê tông nhẹ:

Sản phẩm này được sản xuất theo cách dùng chưng áp khí và không nung, làm từ gạch khối, sàn mái, tấm tường.

Bê tông nhẹ có một số ưu điểm nổi bật như giảm trọng lượng hơn ½ so với gạch đất sét nung, tiết kiệm chi phí nền móng, khả năng cách nhiệt tốt, giảm khoảng 30% điện năng cho máy lạnh, khả năng cách âm tốt, chi phí tổng thể thấp hơn do tiết kiệm được nhiều giai đoạn: làm nền móng, đánh vữa xây tô, chi phí điện năng điều hoà không khí,…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *