Phát triển kinh tế sử dụng Vật liệu xanh: Xu hướng mới của tương lai 4.0 

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, nhu cầu về các giải pháp bền vững và thân thiện với môi trường trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Một trong những giải pháp quan trọng và thiết thực nhất là việc sử dụng các vật liệu xanh trong xây dựng và sản xuất. Vật liệu xanh không chỉ giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường mà còn mang lại nhiều lợi ích kinh tế và xã hội. Vật liệu xanh là gì và chúng có những đặc điểm nổi bật nào? Trong bài viết này, Sen Vàng sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về vật liệu xanh, từ khái niệm cơ bản đến các ứng dụng thực tiễn và lợi ích mà chúng mang lại.

I. KHÁI NIỆM – NGUỒN GỐC, LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XANH TẠI VIỆT NAM 

  1. Khái niệm

Vật liệu xanh có thể hiểu là các loại vật liệu được sản xuất và sử dụng không gây hại đến môi trường, có thể tái chế hoặc phân hủy xanh. Cả vòng đời, từ sản xuất vật liệu đến khi hết hạn sử dụng, vật liệu xanh đều thân thiện, không ảnh hưởng xấu đến môi trường sống.

  1. Lịch sử phát triển vật liệu xanh tại Việt Nam

Vật liệu xanh được sử dụng từ thời xa xưa, khi điều kiện kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn. Vật liệu được sử dụng chủ yếu là những thứ có sẵn trong tự nhiên như tre, sỏi, kiện rơm, đất sét và gỗ. Các vật liệu này không chỉ có sẵn mà còn dễ dàng xử lý và phù hợp với điều kiện khí hậu, địa hình của Việt Nam. Ví dụ, tre thường được sử dụng để xây nhà và các công trình phụ trợ vì tính dẻo dai, bền chắc và dễ dàng khai thác

Trong khoảng 5 năm trở lại đây, nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng của Việt Nam tăng cao. Với sự phát triển kinh tế và đô thị hóa, nhu cầu về nhà ở, công trình công cộng và cơ sở hạ tầng gia tăng đáng kể. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng này là mối lo ngại về tác động môi trường và sự bền vững. Do đó, vật liệu xanh ngày càng đa dạng để giải quyết vấn đề của con người hiện tại. Các loại vật liệu mới như gạch không nung, xi măng sinh học, và các sản phẩm từ tái chế được nghiên cứu và ứng dụng. Những vật liệu này giúp giảm thiểu lượng khí thải carbon, tiết kiệm năng lượng và tài nguyên thiên nhiên, đồng thời cải thiện hiệu suất và tuổi thọ của các công trình xây dựng. 

II. LỢI ÍCH CỦA VẬT LIỆU XANH

  1. Đối với kinh tế 
  • Theo ông Đỗ Thanh Tùng – Viện trưởng Viện Kiến trúc Quốc gia: 

+ Tăng 3 – 5% năng suất lao động của người sử dụng công trình giảm nguy cơ bệnh tật và nâng cao sức khỏe người sử dụng. Vật liệu xanh thường có khả năng cách nhiệt, cách âm và tạo môi trường sống và làm việc thoải mái hơn. Khi môi trường làm việc được cải thiện, chất lượng không khí trong nhà tốt hơn, và ánh sáng tự nhiên được sử dụng hiệu quả, năng suất lao động có thể tăng lên. Sự tăng 3 – 5% năng suất lao giải thích cho việc môi trường làm việc tốt hơn có thể làm giảm căng thẳng và mệt mỏi, đồng thời tăng khả năng tập trung và hiệu quả làm việc. Thêm vào đó, vật liệu xanh thường ít chứa các hóa chất độc hại và không gây ô nhiễm môi trường trong nhà. Việc sử dụng các vật liệu này giúp giảm thiểu các tác nhân gây bệnh như nấm mốc, vi khuẩn và các chất gây dị ứng. Một môi trường sống và làm việc lành mạnh hơn sẽ trực tiếp cải thiện sức khỏe của người sử dụng, giảm nguy cơ bệnh tật liên quan đến môi trường như bệnh hô hấp và dị ứng.

Vật liệu xây dựng xanh

+ Giảm 10 – 15% chi phí vận hành và bảo dưỡng; tăng giá trị, sự bền vững và tuổi thọ công trình. Các vật liệu xanh có độ bền cao và yêu cầu ít bảo dưỡng hơn so với các vật liệu truyền thống. Ngoài ra, chúng còn giúp tiết kiệm năng lượng nhờ khả năng cách nhiệt tốt hơn, dẫn đến giảm chi phí điện năng cho sưởi ấm và làm mát. Việc giảm 10 – 15% chi phí vận hành và bảo dưỡng là một lợi ích kinh tế rõ rệt, giúp chủ đầu tư tiết kiệm một khoản đáng kể trong suốt vòng đời của công trình.

Xem thêm: Nội thất xanh – Xu thế phát triển bền vững môi trường

  1. Đối với môi trường:

Chống lại được sự lãng phí nguồn nguyên liệu, tài nguyên còn sử dụng và tái sử dụng được về sau. Ví dụ, các vật liệu như gỗ tái chế, kính tái chế, và kim loại tái chế không chỉ giảm thiểu lượng rác thải mà còn tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Việc sử dụng và tái sử dụng vật liệu này còn kéo dài tuổi thọ của tài nguyên, giảm áp lực lên môi trường và hệ sinh thái.

Đáp ứng các ưu điểm, nhu cầu, và đặc biệt là an toàn thân thiện với môi trường khi không tạo ra các chất thải độc hại. Vật liệu xanh được thiết kế để không chứa các hóa chất độc hại và không phát thải các chất gây ô nhiễm trong quá trình sử dụng. Điều này làm cho chúng trở nên an toàn hơn cho con người và môi trường xung quanh. Ngoài ra, các vật liệu này thường có khả năng phân hủy sinh học hoặc tái chế hoàn toàn, giúp giảm lượng rác thải ra môi trường và giảm nguy cơ ô nhiễm đất, nước và không khí.

Giảm 30 – 50% tài nguyên nước và năng lượng nhân tạo, qua đó giảm phát thải khí nhà kính; Việc sản xuất và sử dụng vật liệu xanh thường tiêu tốn ít nước và năng lượng hơn so với các vật liệu truyền thống. Ví dụ, gạch không nung tiêu thụ ít nước và năng lượng hơn so với gạch nung. Bên cạnh đó, vật liệu xanh có khả năng cách nhiệt và cách âm tốt hơn, giúp giảm nhu cầu sử dụng hệ thống sưởi ấm và làm mát, từ đó giảm tiêu thụ năng lượng. Giảm sử dụng năng lượng dẫn đến giảm phát thải khí nhà kính, góp phần vào việc chống biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.

Vật liệu được làm từ công nghệ mới, chất lượng cao hơn so với vật liệu truyền thống, đảm bảo sự an toàn cho con người. Công nghệ sản xuất vật liệu xanh ngày càng tiên tiến, tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao hơn, bền hơn và an toàn hơn. Các loại bê tông xanh có độ bền cao hơn và khả năng chịu lực tốt hơn so với bê tông truyền thống. Ngoài ra, các công nghệ mới còn giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình sản xuất và sử dụng vật liệu. Sự an toàn và chất lượng cao của vật liệu xanh không chỉ kéo dài tuổi thọ công trình mà còn giảm nguy cơ sự cố và chi phí bảo trì.

  1. Đối với xã hội

Giảm thiểu tác động xã hội: Vật liệu xanh giúp giảm thiểu các vấn đề liên quan đến sức khỏe và an toàn cho cộng đồng. Bằng cách giảm hoặc loại bỏ các chất độc hại và phát thải ô nhiễm, các công trình sử dụng vật liệu xanh góp phần tạo ra môi trường sống lành mạnh hơn, làm giảm nguy cơ bệnh tật liên quan đến môi trường, như các bệnh về hô hấp và dị ứng, cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm gánh nặng y tế cho xã hội.

Tạo lập môi trường sống bền vững: Vật liệu xanh được thiết kế để tiết kiệm năng lượng, nước và các nguồn tài nguyên khác, đồng thời giảm phát thải các chất ô nhiễm, sử dụng các vật liệu này giúp xây dựng những công trình bền vững, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.

Thay đổi và chỉnh trang hạ tầng kiến trúc: Áp dụng vật liệu xanh thúc đẩy sự đổi mới trong thiết kế và xây dựng, mang lại những công trình hiện đại, thẩm mỹ và thân thiện với môi trường. Các công trình sử dụng vật liệu xanh thường được thiết kế với tiêu chí tiết kiệm năng lượng, sử dụng ánh sáng tự nhiên và thông gió tự nhiên, tạo ra không gian sống và làm việc thoải mái, tiện nghi. Sự cải tiến này góp phần nâng cao chất lượng hạ tầng, làm đẹp cảnh quan đô thị và tạo nên những khu vực sống chất lượng cao.

Quảng bá hình ảnh đô thị, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển kinh tế du lịch. Các thành phố và đô thị áp dụng vật liệu xanh thường được đánh giá cao về mặt môi trường và bền vững. Điều này giúp nâng cao hình ảnh của địa phương, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp mong muốn đầu tư vào các dự án xanh và bền vững. Hơn nữa, các công trình xanh và cảnh quan đẹp cũng thu hút khách du lịch, phát triển ngành du lịch bền vững. Những yếu tố này đều đóng góp vào việc phát triển kinh tế địa phương, tạo ra công ăn việc làm và thúc đẩy sự phát triển toàn diện của xã hội.

III. THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG SỬ DỤNG VẬT LIỆU XANH TẠI VIỆT NAM

  1. Thực trạng:

Thống kê của Viện Vật liệu xây dựng cho thấy, các công trình xây dựng sử dụng khoảng 17% nguồn nước, 40% nguồn năng lượng, 25% gỗ khai thác, chiếm 50% lượng phát thải, tạo ra 33% lượng khí thải carbon và 40% chất thải rắn xây dựng.

Hiện nay, trên thị trường, sự xuất hiện của các loại vật liệu xanh ngày càng đa dạng. Trong danh mục vật liệu không nung, có các sản phẩm như gạch bê tông khí chưng áp, panel bê tông khí chưng áp, và panel bê tông rỗng đùn ép. Bên cạnh đó, kính Low-E và kính Solar Control mới cũng được sử dụng để giảm sự truyền nhiệt vào công trình, từ đó giảm công suất điều hòa và tiêu thụ điện năng.

  • Nhiều nhà máy đã bắt đầu sản xuất ngói không nung và cốt liệu tái chế từ nguồn phế thải công nghiệp. Ngoài ra, còn có nhiều vật liệu xây dựng khác sử dụng phế thải công nghiệp như tro và xỉ nhiệt điện, bao gồm xi măng, gạch bê tông lát hè, gạch đất sét nung, và bê tông trộn sẵn, nhằm giảm tỷ lệ sử dụng vật liệu thiên nhiên và tiết kiệm tài nguyên.
  • Bộ Xây dựng nhận định, mặc dù ngành Vật liệu xây dựng những năm qua đã đạt được một số bước tiến nhất định, song sản xuất của Việt Nam vẫn chưa thực sự bền vững, còn bộc lộ những vấn đề bất cập cần được nghiên cứu khắc phục.
  1. Các chính sách phát triển vật liệu xanh
  1. Xu hướng phát triển Vật liệu xanh
  • Theo Bộ Xây dựng, năm 2020, nhu cầu sử dụng gạch nung của Việt Nam khoảng 42 tỷ viên. Nếu đáp ứng nhu cầu này thì sẽ phải tiêu tốn từ 50 – 70 triệu m3 đất, tương đương với khoảng 3.000 ha đất nông nghiệp, tiêu thụ khoảng 6 tỷ tấn than nung và thải ra môi trường khoảng 23 tỷ tấn CO2. Do đó, việc tìm kiếm các vật liệu xanh trong xây dựng đang là xu hướng phát triển bền vững được nhiều người quan tâm.

Trong ngành vật liệu xây dựng hiện nay, gạch nung là vật liệu được sử dụng nhiều nhất. Tuy nhiên nó cũng gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực cho môi trường và sức khỏe. Các nguyên liệu xanh hơn đã được nghĩ tới và ứng dụng. Một số nơi đã lựa chọn sử dụng vật liệu xây dựng có nguồn gốc từ tre, nứa, rơm, sợi nấm,… Song có đặc tính chưa tốt để thay thế được gạch nung. Tuy nhiên hiện nay đã xuất hiện loại gạch không nung . Nhà nước cũng có chính sách giúp thúc đẩy ứng dụng gạch không nung thay thế cho loại gạch nung trong xây dựng.

  1. Những khó khăn trong việc sử dụng vật liệu xanh tại Việt Nam

Tuy bước đầu nhận được những hiệu quả tích cực, nhưng vật liệu xanh lại chưa được sử dụng một cách rộng rãi, bởi trong quá trình chuyển đổi sang sử dụng loại vật liệu này đang gặp một số khó khăn.

Thói quen với cái cũ và tâm lý ngại đồng bộ khiến sự thay đổi gặp nhiều khó khăn. Thêm vào đó, việc sử dụng Vật liệu xanh không mang lại lợi ích ngay cho cá nhân hoặc tổ chức cụ thể (chủ thể xây dựng) dẫn đến sự thờ ơ với mục tiêu chung. Các chính sách phát triển chưa có đầy đủ tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật liên quan đến sản phẩm xanh. Tất cả các yếu tố trên dẫn tới sự cản trở trong việc chuyển hướng sang sử dụng Vật Liệu xanh tại Việt Nam

  1. Giải pháp

Để có thể khắc phục những khó khăn còn tồn tại trong việc sử dụng Vật liệu xanh, một số giải pháp được đưa ra như sau:

Về cơ chế chính sách: các Bộ, ngành liên quan cần bổ sung các hướng dẫn cần thiết về hỗ trợ và ưu đãi đầu tư mà Nghị định 24a đã quy định.

  • Về khung kỹ thuật: ban hành đầy đủ tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật liên quan đến sản phẩm, đến việc sử dụng VLXD thân thiên. Đặc biệt, đối với công trình “xanh” cần đưa ra các tiêu chí và thông số đặc thù cụ thể.
  • Về đào tạo: phải có chương trình giảng dạy tại các trường chuyên ngành xây dựng về thiết kế, thi công sử dụng vật liệu xây dựng thân thiện
  • Về công nghệ: cần bổ sung chính sách để khuyến khích sử dụng công nghệ thi công tiên tiến
  • Công tác tuyên truyền: cần làm thường xuyên, mạnh mẽ và bài bản, trong đó, có sự chủ động và tham gia của Hội đồng ngôi nhà xanh việt Nam.

Xem thêm: Vật liệu xanh – Bước chuyển mình trong xu hướng phát triển tại Việt Nam

IV. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC

  1. Cơ hội

Về chính sách: Hiện đã có nhiều chính sách, Nghị định nhằm khuyến khích phát triển các loại vật liệu thân thiện môi trường, chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư

Đa dạng vật liệu: Vật liệu xanh ngày càng đa dạng, đáp ứng yêu cầu cả về thẩm mỹ và chất lượng

Nhiều nhà máy sản xuất trong nước: Một số nhà máy sản xuất và cung cấp vật liệu xanh đã ra đời để đáp ứng nhu cầu và xu hướng của hiện tại.

Việc tận dụng các cơ hội từ chính sách hỗ trợ và sự đa dạng của vật liệu xanh, cùng với việc đầu tư vào công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, sẽ là chìa khóa để thúc đẩy việc sử dụng vật liệu xanh, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững tại Việt Nam.

  1. Thách thức

Công nghệ: ở một số lĩnh vực còn lạc hậu so với trình độ hiện nay ở khu vực và thế giới, đòi hỏi phải được thay thế, đổi mới. 

Nhân lực: chưa đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của ngành

Để sẵn sàng đối mặt với những thách thức, nhà nước cần đầu tư và nâng cấp công nghệ, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D) để cải tiến công nghệ sản xuất vật liệu xanh, nâng cao hiệu suất và chất lượng sản phẩm và tăng cường hợp tác với các đối tác quốc tế để tiếp nhận và chuyển giao công nghệ tiên tiến từ các nước phát triển. Đồng thời đào tạo nhân lực và thu hút nhân tài để tạo ra tiền đề cho sự phát triển Vật liệu xanh

Xem thêm: Những thách thức trong việc sử dụng Vật liệu xanh tại Việt Nam 

V. MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT LIỆU XANH VÀ CÔNG TRÌNH XANH

Công trình Xanh là công trình đạt được hiệu quả  cao trong sử dụng năng lượng và vật liệu, giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường; đồng thời được thiết kế để có thể hạn chế tối đa những tác động không tốt của môi trường xây dựng tới sức khỏe con người và môi trường tự nhiên

Để xây dựng công trình xanh thì cần sử dụng các vật liệu xanh. Có thể nói vật liệu xanh là yếu tố tạo nên công trình xanh. 

Vật liệu xanh và công trình xanh có mối quan hệ mật thiết và không thể tách rời. Vật liệu xanh là nền tảng và yếu tố quyết định để xây dựng nên các công trình xanh. Ngược lại, sự phát triển của công trình xanh tạo ra nhu cầu và động lực thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng rộng rãi của các vật liệu xanh. Sự kết hợp này không chỉ giúp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khỏe con người.

Xem thêm: Phát triển VLX tiết kiệm tại Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *