Áp dụng thiết kế công trình xanh vào bất động sản văn phòng

Việc áp dụng thiết kế Công trình Xanh vào BĐS văn phòng ngày càng trở nên phổ biến hơn khi ô nhiễm môi trường đang là một vấn nạn nhận được rất nhiều sự quan tâm hiện nay, khi nó ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh trong cuộc sống. Rất nhiều người đã và đang ý thức được việc sống xanh nhằm góp phần cải thiện môi trường sống. Theo xu hướng đó, các công ty, doanh nghiệp hướng đến môi trường làm việc xanh thân thiện.

Thiết kế Công trình Xanh vào BĐS văn phòng hay còn được gọi là thiết kế văn phòng Xanh là giải pháp hữu hiệu nhất ở thời điểm hiện tại khi chúng đang ngày càng đáp ứng được nhiều nhu cầu của doanh nghiệp. Vậy văn phòng Xanh là gì? Tại sao nên áp dụng thiết kế văn phòng Xanh?

I. Thiết kế văn phòng Xanh là gì?

Khi nghe nói đến thiết kế văn phòng Xanh, nhiều người sẽ nghĩ đến việc sử dụng cây xanh vào làm trang trí nội thất cho văn phòng, có thể hiểu được đây là khái niệm đơn giản và sơ lược nhất. Văn phòng Xanh là một khái niệm vốn phức tạp và mang nhiều ý nghĩa hơn.

Thiết kế văn phòng Xanh sẽ được hiểu là thiết kế theo không gian mở, có sự xuất hiện của tiểu cảnh xanh. Không gian văn phòng sẽ không chỉ bó hẹp lại trong bốn bức tường như các văn phòng truyền thống. Khi thiết kế theo kiểu mở, bàn làm việc của nhân viên sẽ không bị ngăn cách quá cứng nhắc, đem lại cảm giác thoải mái và gần gũi giữa các đồng nghiệp cũng như là với thiên nhiên. Bên cạnh đó, thiết kế này thực sự để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khách hàng khi văn phòng làm việc chính là hình ảnh đại diện của một doanh nghiệp.

Khung tiêu chuẩn của văn phòng xanh được đánh giá qua hai cấp độ theo Viện Công nghệ châu Á tại Việt Nam – AIT VN. Bao gồm:

Cấp độ 1

− Hệ thống quản lý văn phòng xanh đã được chứng nhận.

− Nhân viên được đào tạo nâng cao nhận thức thực hiện giảm phát thải khí nhà kính.

− Có chính sách về môi trường đảm bảo làm giải phát thải nhà kính.

− Các yêu cầu khác.

Cấp độ 2

Lượng hóa và đánh giá mức độ giảm phát thải thực tế của văn phòng so với năm cơ sở trước khi áp dụng mô hình văn phòng xanh. 

Hình ảnh minh họa về thiết kế văn phòng Xanh

II. Lợi ích của việc thiết kế văn phòng Xanh

Áp dụng thiết kế Công trình Xanh vào BĐS văn phòng thực sự đem lại nhiều lợi ích tới mức mọi người thường không thể ngờ. 

1. Lợi ích đối với môi trường

Không gian xanh giúp thanh lọc không khí trong văn phòng và giảm thiểu phát thải khí nhà kính, từ đó giúp cho môi trường văn phòng trở nên trong lành hơn và góp phần vào bảo vệ môi trường.


Bằng những thiết kế thông minh, tận dụng tối đa nguồn tài nguyên thiên như như nắng, gió… giúp cho văn phòng hạn chế được việc tiêu thụ điện năng quá mức. Nội thất văn phòng thân thiện với thiên nhiên giúp giảm thiểu rác thải, đặc biệt là rác thải nhựa.

2. Lợi ích đối với nhân viên

Nhân viên công ty, được biết đến là tài sản cốt lõi của doanh nghiệp, sẽ là những người được hưởng lợi đầu tiên từ việc thiết kế văn phòng Xanh. Một môi trường làm việc thoáng đãng, không khí trong lành là điều mà ai cũng muốn. Cây xanh có tác dụng tạo thêm O2, giúp thanh lọc khí độc trong không khí cũng như bức xạ từ máy tính. Theo thời gian, sức khỏe của nhân viên sẽ dần được cải thiện.

3. Lợi ích đối với doanh nghiệp

Khi hình ảnh văn phòng chính là đại diện cho gương mặt và thương hiệu của công ty, một không gian văn phòng đẹp chắc chắn sẽ nhận được nhiều thiện cảm từ phía đối tác và khách hàng, từ đó cơ hội phát triển của doanh nghiệp theo đó mà sẽ trở nên thuận lợi, thịnh vượng và bền vững hơn.


Bên cạnh đó, thiết kế văn phòng Xanh cũng giúp nhân viên tập trung làm việc tốt hơn, giúp gia tăng năng suất và hiệu quả công việc. Cuối cùng, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí điện, nước. Ngoài ra, dùng cây xanh để phân chia không gian làm việc cũng giúp tiết kiệm được một khoản không nhỏ cho doanh nghiệp.

Một góc làm việc của văn phòng Xanh 

Ngoài việc tính thẩm mỹ của văn phòng xanh (Green Office) là không thể phủ nhận, văn phòng xanh còn giúp thay đổi hành vi và nhận thức của con người hướng tới sự bền vững, bên cạnh đó là giảm thiểu tác động tới môi trường và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Đây là ý tưởng ban đầu vào năm 1997 của Quỹ Bảo vệ thiên nhiên toàn cầu VFF và được áp dụng chính thức vào năm 2002. Mô hình này mới được áp dụng tại Việt Nam trong khoảng thời gian gần đây nhưng tại các nước châu Âu, văn phòng xanh đã có một quá trình phát triển mạnh mẽ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *