CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM

cac-van-de-moi-truong-tai-viet-nam.html

Tình trạng ô nhiễm môi trường đang ngày càng trở thành một vấn đề nghiêm trọng tại Việt Nam. Tình trạng này đạng dần mang đến nhiều hậu quả khôn lường cho hoạt động phát triển kinh tế xã hội và đời sống hằng ngày của con người. Trong khu vực, Việt Nam được biết đến là một quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của quá trình biến đổi khí hậu. Bài viết sẽ cung cấp những thực trạng, nguyên nhân và đề xuất các giải pháp cho môi trường.

I. CÁC VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM

Các vấn đề môi trường 

1. Ô nhiễm môi trường nước

Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường tại Việt Nam đang là chủ đề nóng trên các mặt báo. Đặc biệt là vấn đề ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam.

Có thể thấy các hình ảnh, các bài báo phản ánh về thực trạng hiện nay. Dù đã kêu gọi bảo vệ môi trường và nguồn nước nhưng những tình trạng trên vẫn còn tái diễn.

Ô nhiễm nguồn nước ngày càng trở nên nghiêm trọng. 

Tình trạng ô nhiễm nước mặt xảy ra tại các lưu vực sông, cùng với đó là lượng nước thải đô thị phát sinh ngày càng lớn gây ô nhiễm trong các đô thị và khu dân cư. Khi mà hạ tầng thu gom, xử lý nước thải vẫn chưa thể đáp ứng được yêu cầu thì nhiều nguồn nước mặt đã không thể tiếp nhận chất thải, nhiều dòng sông đã không còn khả năng tự làm sạch.

2. Ô nhiễm môi trường không khí

Tình trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam

Ô nhiễm bụi (PM10, PM2.5) đang gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tâm lý cho người dân. Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm không khí đang có xu hướng gia tăng tại một số địa phương, do sử dụng các chất ô nhiễm từ hoạt động kinh tế.

Hiện nay, chất lượng không khí ở các đô thị, khu vực đông dân cư (như TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh) đã suy giảm nghiêm trọng. Tại một số thời điểm, các nguồn phát thải làm cho tình trạng trở nên trầm trọng hơn. Các yếu tố khí tượng, khí hậu cũng góp phần tạo nên hiện tượng ô nhiễm không khí.

3. Tài nguyên bị suy thoái nghiêm trọng

Suy thoái tài nguyên đất.

Khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên thiếu kiểm soát đã để lại nhiều hậu quả. Trước năm 1945, mật độ rừng bao phủ chiếm 43,8%. Nay chỉ còn hơn 28% (Mức báo động là 30%). Diện tích đất trồng trọt bị xói mòn tăng lên 13,4 triệu ha. Việc khai thác mỏ, vật liệu xây dựng, vàng, đá quý… đã và đang hủy hoại môi trường nghiêm trọng do sử dụng mìn để khai thác. Những tình trạng nghiêm trọng khác như nạn chặt phá rừng, khai thác quá mức tài nguyên vùng ven biển làm mất cân bằng hệ sinh thái, đa dạng sinh học, gây khan hiếm nguồn gen. Hiện Việt Nam là một trong năm nước chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu.

II. NGUYÊN NHÂN

1. Nguyên nhân khách quan

Quy mô nền kinh tế và dân số nước ta ngày càng tăng, mức độ công nghiệp hoá và đô thị hóa ngày càng cao. Việc khai thác tài nguyên thiên nhiên thiếu kiểm soát gây ra ô nhiễm nghiêm trọng. Cơ sở hạ tầng thu gom và xử lý chất thải còn thiếu, không được đầu tư đồng bộ dẫn đến những áp lực lên môi trường ngày càng cao. Nước ta hiện đang chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu toàn cầu, các vấn đề môi trường phi truyền thống gia tăng cùng với hội nhập thương mại quốc tế và thách thức từ vấn đề ô nhiễm môi trường xuyên biên giới.

Dân số Việt Nam ngày càng đông.

Còn tồn tại quan điểm ưu tiên và coi trọng tăng trưởng triển kinh tế hơn môi trường; quan điểm không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế chưa thực sự thực hiện triệt để; văn hóa, ý thức trách nhiệm BVMT của người dân và doanh nghiệp còn nhiều hạn chế; việc thực thi các chính sách và công cụ BVMT còn nhiều bất cập và mang lại hiệu quả thấp.

2. Nguyên nhân chủ quan

– Nguyên nhân sâu xa và chủ yếu chính là hệ thống chính sách pháp luật về BVMT còn có chồng chéo và bất cập.

– Các công cụ quản lý môi trường chưa phát huy được hiệu lực, hiệu quả.

– Cách tiếp cận và công cụ quản lý mới chưa được thể chế hóa kịp thời và không theo kịp với những diễn biến nhanh của các vấn đề môi trường và yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập quốc tế của Đất nước.

– Năng lực quản lý nhà nước về môi trường và quản trị môi trường của doanh nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu.

– Cơ quan quản lý địa phương còn phụ thuộc vào các quyết định thu hút đầu tư dự án (kể cả dự án có nguy cơ gây ONMT nghiêm trọng) của UBND các cấp, chưa coi trọng ý kiến phản biện độc lập trong công tác BVMT hoặc có ý kiến nhưng cũng rất khó được chấp thuận trong một số dự án cụ thể.

– Nguồn lực tài chính đầu tư cho BVMT từ ngân sách nhà nước và vốn doanh nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu; thiếu cơ chế đột phá để huy động nguồn tài chính cho công tác BVMT.

– Nhận thức và đạo đức môi trường, ý thức trách nhiệm BVMT của doanh nghiệp, cộng đồng nhiều nơi còn thấp, dẫn đến thiếu ý thức tự giác BVMT.

– Các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao vẫn được cấp phép đầu tư vào Việt Nam.

– Năng lực dự báo, cảnh báo phòng ngừa và ứng phó với các sự cố môi trường chưa được quan tâm và còn nhiều hạn chế.

– Công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường trong và ngoài hệ thống giáo dục quốc gia còn hạn chế, chưa thật hiệu quả.

III. GIẢI PHÁP

CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM

Trồng cây là biện pháp tốt để bảo vệ môi trường.

– Thay đổi tư duy và cách tiếp cận.

– Hoàn thiện hệ thống chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường.

– Tăng cường nguồn nhân lực và năng lực quản lý nhà nước về BVMT các cấp.

– Tăng cường đầu tư và đa dạng hóa nguồn tài chính cho công tác bảo vệ môi trường.

– Tăng cường hoạt động quản lý nhà nước về BVMT theo hướng hiệu lực, hiệu quả.

– Đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ trong BVMT.

– Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và giáo dục.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *